Cuối tháng 9, quỹ đầu tư vào 46 hạng mục, phân bổ trong 14 ngành, trong đó Vinamilk chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ DWS Vietnam Fund (gọi tắt là quỹ DWS) giảm 0,08% trong tháng 9. Các cổ phiếu niêm yết trong danh mục của quỹ tăng 7,54%, các quỹ đóng tăng 0,9%, cổ phiếu OTC giảm 8,56% và trái phiếu tăng 1,24% trong tháng 9.
NAV của DWS giảm 0,08% trong tháng 9
Tổng giá trị tài sản ròng của quỹ đạt 263 triệu USD, NAV/ccq đạt 0,603 USD/ccq. Tính đến thời điểm cuối tháng 9/2013, 97,01% NAV của quỹ đã được giải ngân, 2,99% còn lại là tiền mặt trong đó khoản phải thu là 1,4%.
Vinamilk chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục quỹ, tiếp theo là Greenfeed, 3 quỹ đóng là DWS Vietnam Fund, Vietnam Enterprise Fund and Vietnam Growth Fund đứng thứ 3,4,5 trong danh mục quỹ. Trong tháng 9 quỹ tăng đầu tư vào FPT trong khi giảm nhẹ đầu tư vào quỹ PXP.
Cuối tháng 9, quỹ đầu tư vào 46 hạng mục, phân bổ trong 14 ngành, trong đó ngành thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Diễn biến giá trị tài sản ròng của DWS trong 1 năm qua
Mã cổ phiếu |
Số lượng |
Hòa Phát (HPG) |
6,701,630 |
Vinamilk |
6,019,772 |
MBB |
5,660,630 |
FPT |
4,585,379 |
HAGL |
4,147,575 |
Bảo vệ Thực vật An Giang |
3,900,000 |
PVD |
2,849,608 |
Nhựa và Môi trường xanh An Phát (AAA) |
2,624,549 |
NBB |
2,600,000 |
Greenfeed |
2,500,000 |
VCB |
2,400,004 |
Chứng khoán Sài gòn (SSI) |
2,323,610 |
Cao su Phước Hòa (PHR) |
2,090,800 |
Anova |
2,045,454 |
LSS |
1,850,007 |
GAS |
1,737,000 |
Xây dựng Bình Chánh (BCI) |
1,605,792 |
KDC |
1,349,904 |
Bảo hiểm Bảo Minh |
1,087,000 |
Cao su Tây ninh (TRC) |
1,052,870 |
Bia Sài gòn |
1,050,000 |
STB |
1,031,285 |
Chứng khoán VnDirect |
863,900 |
VTC online |
468,238 |
Danh mục cổ phiếu các công ty do DWS và các quỹ con đầu tư tại thời điểm tháng 6/2013
Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong danh mục của DWS tháng này là VNM, tăng 8,64% sau khi cổ phiếu này đã giảm 10,34% trong tháng 8. Theo DWS, việc vận hành nhà máy mới sẽ khiến VNM có khả năng tăng thị phần trong ngành sữa nước từ mức 50% hiện tại lên 60% và thị phần sữa bột từ 30% lên 50%. VNM hiện cũng đang tìm kiếm cơ hội mở rộng đầu tư ra nước ngoài, như một nhà máy ở Campuchia hay khu vực sản xuất sữa để tăng nguồn cung cấp nguyên liệu.
Một cổ phiếu khác mang lại lợi nhuận chính cho danh mục cổ phiếu niêm yết của quỹ là cổ phiếu Hòa Phát (HPG) - đã tăng 12,5% trong tháng 9. Số lượng bán hàng của Tập đoàn này trong tháng 9 đạt 59.400 tấn (tăng 10% so với cùng kỳ năm trước và tăng 16% so với tháng trước, trong khi mức trung bình ngành giảm 4%).
Kết quả vượt trội của HPG đã khiến thị phần 9 tháng của Tập đoàn tăng từ mức 13,8% cuối năm 2012 lên 14,5%. Tính chung 9 tháng, HPG đã bán được 491.000 tấn (tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước), hoàn thành 62% kế hoạch năm và đạt 69% dự báo cả năm của DWS.
DWS kỳ vọng thị phần của HPG sẽ tăng lên khi khu liên hợp thép giai đoạn 2 của HPG sẽ đi vào hoạt động từ tháng 10. HPG kỳ vọng công suất của giai đoạn 2 sẽ đạt 70-80% trong quý 4 và sẽ cung cấp khoảng 100.000 tấn tương đương 15% tổng sản lượng năm 2013.
Cơ cấu danh mục của DWS tại thời điểm cuối tháng 9/2013: VNM chiếm 12,89% NAV, đầu tư gần 45% NAV vào cổ phiếu niêm yết, 33,7% vào cổ phiếu OTC và 17,75% vào chứng chỉ quỹ đóng
Cập nhật kinh tế vĩ mô
DWS đánh giá bức tranh vĩ mô của Việt Nam vẫn đang diễn biến tích cực trong tháng 9. Quỹ tiếp tục đặt niềm tin vào khả năng của nền kinh tế sẽ cải thiện hơn nữa vào cuối năm, được hỗ trợ một phần bởi yếu tố mùa vụ. Trong lĩnh vực ngân hàng, DWS kỳ vọng quá trình giải quyết các khoản nợ xấu sẽ hướng tới việc hoàn thành cải cách ngân hàng và qua đó thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và nền kinh tế.
Theo DWS, các chỉ số kinh tế vĩ mô tiếp tục diễn biến theo hướng tích cực trong tháng 9. Tổng cục thống kê Việt Nam công bố số liệu GDP 9 tháng 2013 tăng 5,15% so với cùng kỳ năm trước, tốt hơn so với con số 4.9% của nửa đầu năm. Ngành dịch vụ đã tăng 6,25% trong khi ngành công nghiệp và xây dựng tăng 5,2%, lĩnh vực nông nghiệp chỉ tăng 2,39%. Với kết quả này, dường như mục tiêu của Chính phủ đạt tốc độ tăng GDP 5,5% vào cuối năm đang cao hơn mức kỳ vọng của thị trường, cho dù thông thường cuối năm thường có mức tăng trưởng cao hơn.
Trong khi đó, HSBC công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng tháng 9 đạt 51,5 điểm, cao nhất kể từ khi công bố, nhờ các đơn hàng và việc làm tăng kỷ lục.
Chỉ số sản xuất công nghiệp phục hồi dần với mức tăng 5,4% trong 9 tháng đầu năm, trong khi hàng tồn kho tiếp tục tăng nhẹ.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký tại Việt Nam đã tăng lên 15 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2013, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong suốt tháng 9, truyền thông trong nước đã đưa tin về một làn sóng nhà đầu tư Hàn Quốc đến Việt Nam như SamSung, Lotte, E-Mart hay CJ, trước đó có Kumho Asiana, Posco, Hyundai, GS Engineering & Construction và Doosan.
Không giống như năm 2007, các nhà đầu tư chiến lược bây giờ bị hấp dẫn bởi ngành giải trí, bán lẻ và công nghệ thay vì tậpt rung chủ yếu vào ngành bất động sản và tài chính như trước. Ngoài ra, dòng vốn vào Việt Nam còn qua kênh kiều hối, theo World Bank đánh giá, dòng vốn kiều hối vào Việt Nam sẽ tăng từ mức 10 tỷ USD năm 2012 lên 10,6 tỷ USD trong năm nay, điều này sẽ khiến Việt Nam trở thành nước nhận kiều hồi lớn thứ 9 trên thế giới trong năm 2013.
Theo Trí Thức Trẻ