Trang chủ»Tin tức»Tin kinh tế

Tin kinh tế

Thẻ vàng EC và định hướng phát triển thủy sản Việt Nam: Bài 1 - Cẩn trọng ngư dân mất tiền vẫn không đúng Luật!

Để khắc phục thẻ vàng IUU, hiện nhiều ngư dân chỉ trang bị thiết bị giám sát hành trình dẫn đến có thể phải trang bị thêm thiết bị ghi Nhật ký điện tử khi Hệ thống chứng nhận nguồn gốc đánh bắt được triển khai.

Chính vì thế, cơ quan chức năng cần sớm đưa ra các quy định cho các nhà cung cấp thiết bị để tránh trường hợp ngư dân mất tiền mà vẫn không đáp ứng yêu cầu của Luật.

Theo đánh giá của Bộ NN-PTNT, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển nghề cá. Sau nhiều năm liên tục nỗ lực, Việt Nam đã dần xây dựng được một ngành kinh tế biển, khai thác, chế biến thương mại về thủy sản, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của 28 tỉnh, thành phố ven biển, và tạo việc làm, nâng cao đời sống cho hàng triệu lao động.

Tuy nhiên, ngày 23/10/2018, EC đã cảnh báo thẻ vàng đối với hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam với các khuyến nghị Việt Nam khắc phục IUU (khai thác trái phép, không báo cáo và không theo quy định). Thẻ vàng EC thời gian qua đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Liên Minh Châu Âu.

VNPT-VSS giúp ngư dân đáp ứng các yêu cầu Luật đặt ra.

Yêu cầu hoàn thiện công cụ quản lý đội tàu khai thác phù hợp với nguồn lợi, hoàn thiện hệ thống kiểm tra giám sát tàu cá trên biển và tại cảng, xây dựng hệ thống xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản đồng thời ngăn chặn, chấm dứt tình trạng khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài đã được nước ta đưa vào Luật Thủy sản 2017; sau đó, được cụ thể hóa bằng Nghị định 26/2019/NĐ-CP (ngày 08/03/2019 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản) và Nghị định 42/2019/NĐ-CP (ngày 16/05/2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản).

Thực tế, việc triển khai Luật thủy sản 2017 tại các địa phương ven biển còn nhiều bất cập trong triển khai các quy định liên quan tới theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá gồm các quy định về nhật ký khai thác, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên… Theo ghi nhận thực tế, tại các tỉnh triển khai quyết liệt, ngư dân bước đầu đã làm quen với yêu cầu trang bị thiết bị giám sát tàu cá. Theo thống kê từ các địa phương, hiện đã có hơn 2.000 tàu cá trang bị thiết bị giám sát hành trình.

VNPT-VSS góp phần sớm khắc phục thẻ vàng IUU.

Hiện trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp thiết bị giám sát cho tàu cá với giá cả cũng như tính năng khác biệt nhau. Tuy nhiên, việc thiếu quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật của thiết bị giám sát tàu cá khiến ngư dân hoang mang trong việc lựa chọn thiết bị phù hợp với định hướng phát triển ngành thủy sản. Hầu hết ngư dân trước mắt đều nhắm vào mục tiêu đối phó với yêu cầu giám sát của Luật thủy sản nhưng lại không tính tới yêu cầu khai báo nhật ký đánh bắt, không chú trọng đến lợi ích hài hòa giữa ngư dân và yêu cầu Luật mà thiết bị đó mang lại.

Thực tế khảo sát trên các tàu cá đã trang bị thiết bị giám sát hành trình, việc khai báo nhật ký đánh bắt thực hiện trên giấy với khá nhiều thông tin phức tạp hoặc thực hiện khai báo trên các ứng dụng điện thoại của thuyền trưởng (bất cập khi có thể khai báo từ bất kể vị trí nào do điện thoại không thể gửi thông tin khi ra khỏi vùng phủ sóng di động và chỉ cập nhật dữ liệu khi đã về bờ, hiện cũng chưa có hiệp hội nghề cá nào chấp nhận cách thực hiện này).

Với định hướng phát triển ngành thủy sản Việt Nam, việc thực hiện nhật ký điện tử là yêu cầu bắt buộc. Việc ngư dân chỉ trang bị thiết bị giám sát hành trình dẫn đến có thể phải trang bị thêm thiết bị ghi Nhật ký điện tử khi Hệ thống chứng nhận nguồn gốc đánh bắt được triển khai. Vì thế, cơ quan chức năng cần sớm đưa ra các quy định cho các nhà cung cấp để tránh trường hợp ngư dân mất tiền mà vẫn không đáp ứng yêu cầu của Luật như hiện nay.

Theo Nông Nghiệp Việt Nam

123456789[10]...18