Trang chủ»Tin tức»Tin công nghệ

Tin công nghệ

Việt Nam sớm có vệ tinh viễn thám thứ 2

Bỉ sẽ hỗ trợ Việt Nam quá trình sản xuất cũng như phóng tiếp vệ tinh viễn thám thứ 2 có tên VNREDSat - 1B, dự kiến quá trình lên vũ trụ sẽ nằm trong năm 2017.

Theo thông cáo mới phát đi của Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam, nước này sẽ hỗ trợ Việt Nam quá trình sản xuất cũng như phóng tiếp vệ tinh viễn thám thứ 2 có tên VNREDSat - 1B, dự kiến quá trình lên vũ trụ sẽ nằm trong năm 2017.

Đây sẽ là vệ tinh quan sát trái đất thứ hai, giúp giám sát nguồn tài nguyên môi trường, thiên tai, cải thiện quản lý lãnh thổ và các nguồn tài nguyên chủ yếu như nông nghiệp, biển, rừng. Được biết dự án VNREDSAT-1B sẽ có tổng kinh phí 60 triệu euro đến từ nguồn vay ODA của chính phủ Bỉ và vốn đối ứng của Việt Nam.

Hôm 7/5 vừa qua, trong đợt phóng VNREDSat-1 cũng có 2 vệ tinh khác cùng vào vũ trụ, trong đó có vệ tinh PROBA-V của Bỉ. Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam cho biết đây là biểu tượng đẹp cho sự phát triển hợp tác của công nghệ vũ trụ Việt Nam và ăng lực công nghệ châu Âu nói chung cũng như của Bỉ nói riêng.

VNREDSat-1 đã hoạt động ổn định

Theo đó các địa điểm cụ thể được VNREDSat-1 chụp là Hà Nội, Lũng Cú (Hà Giang) và đảo Phú Quốc. Đây là những bức hình đầu tiên được chụp từ vệ tinh này sau đợt phóng thành công hôm 7/5.

Ẩnh thô chưa qua xử lý, vị trí: Lũng Cú - Việt Nam.

Các chuyên gia của Viện Công nghệ Vũ trụ, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết mặc dù thời tiết không được thuận lợi do nhiều mây trên lãnh thổ Việt Nam nhưng những bức ảnh đầu tiên này cho thấy vệ tinh bước đầu hoạt động khá tốt và ổn định. Giai đoạn thu thử nghiệm và phân tích đánh giá này dự kiến kéo dài trong vòng 3 tháng.

Ảnh thô chưa qua xử lý, vị trí: Hà Nội - Việt Nam.

Được biết những bức hình này là các dữ liệu ban đầu để chuyên gia Pháp và Việt Nam phân tích cũng như đánh giá hiệu năng hoạt động của hệ thống. Giai đoạn thu thử nghiệm và phân tích đánh giá này dự kiến kéo dài trong vòng 3 tháng.

Ảnh sau khi đã xử lý, vị trí: Hà Nội - Việt Nam.

Với đặc điểm công nghệ của hệ thống vệ tinh và quỹ đạo thì vệ tinh VNREDSat-1 có khả năng chụp bất cứ vị trí điểm nào trên trái đất và chụp lặp lại. Để theo dõi, phân tích và tiếp tục gửi các kế hoạch chụp ảnh lên vệ tinh thì hệ thống mặt đất có thể liên lạc được với vệ tinh từ 2 đến 4 lần trong ngày thông qua trạm thu phát tại Hòa Lạc.

Các chuyên gia sẽ tiếp tục đặt kế hoạch để chụp các bức ảnh tiếp theo ở một số điểm trên thế giới và Việt Nam để phục vụ việc thử nghiệm, đánh giá hệ thống và đặc biệt là việc hiệu chỉnh đánh giá hệ thống quang học.

Theo Hà Thanh, VTCnews

12[3]456